top of page

Cẩm nang 39 bước để mọi doanh nghiệp vượt qua kinh tế suy thoái

Lời tựa


Cảm giác mọi thứ thay đổi chỉ sau 1 đêm. Đó là cảm giác khi toàn bộ hệ thống tài chính sụp đổ vào những năm 2000. Lúc đó công ty của tôi lúc đó có thể nói là chính thức phá sản trong 1 đêm. Chúng tôi là một trong những công ty hiếm hoi làm về công nghệ bán dẫn thời đó. Chúng tôi đã huy động hơn 300 triệu USD vào thời điểm đó. Nghe có vẻ to? thực ra không. Nếu những ai đã thực sự làm trong lĩnh vực công nghệ chất bán dẫn thì đều hiểu, thị trường này không có chỗ để nói về ý tưởng, hay những lý thuyết mà chỉ nói về tiền. Và khủng hoảng đã thổi bay hơn 90% giá trị công ty cùng hầu hết tiền tiết kiệm của tôi. Tôi và vợ và hai đứa con gái quyết định rời Mỹ và về Australia sống. Khởi nghiệp lại từ đầu, tôi đầu tư và làm việc cho một công ty làm về công nghệ phần mềm cho ngân hàng. Chúng tôi là một công ty có tiếng trong lĩnh vực này và hầu hết các ngân hàng sử dụng phần mềm của chúng tôi cho các cây ATM. Tuy nhiên mọi việc lại thay đổi vào 2008, bóng bóng bất động sản cùng những biến động kinh tế thế giới lại khiến công ty đang phát triển lung lay.


Đây không phải lần đầu tiên, và cũng sẽ không phải lần cuối cùng tôi phải đối mặt với khủng hoảng. Thực tế đến năm 2020 khi Covid-19 diễn ra và tác động khủng khiếp của nó với thế giới đã khiến hầu hết các công ty mà tôi đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản. Và ngay bây giờ đây, năm 2024, chúng ta đang phải đối mặt với một khủng hoảng kinh tế mới. Đừng hiểu nhầm rằng chúng ta đang đối mặt với khủng hoảng hậu Covid. Sự khủng hoảng này là điều sớm muộn sẽ diễn ra dù có Covid hay không vì nó là kết quả của sự đổ vỡ trong giới kinh doanh công nghệ. Tôi đã viết rất nhiều hướng dẫn cho các CEOs mà các công ty tôi làm cố vấn hoặc đầu tư trực tiếp về cách đối đầu với khủng hoảng và biến nó thành cơ hội và có lẽ điều đó đã giúp những doanh nghiệp này vượt qua và đã lớn mạnh hơn so với kỳ vọng ban đầu. Ở tuổi 70, có lẽ sẽ ít có thứ làm tôi bất ngờ được nữa. Tôi nhờ Ngọc, tổng hợp những gì tôi đã viết, cho nó thành tiếng Việt để có thể dễ dàng tiếp cận hơn với những doanh nghiệp ở Việt Nam, quốc gia tôi đã có cơ hội đến và làm việc hơn 10 năm.

Mọi quyết định trong giai đoạn khủng hoảng không chỉ giúp doanh nghiệp có cơ hội chiến đấu mà còn giúp vượt qua các đối thủ cạnh tranh. Bài học này đã giúp rất nhiều doanh nghiệp trụ vững, phát triển trong khi các công ty khác chảo đảo trong khủng hoảng.


Vào những ngày đầu tiên của năm 2024, cả thế giới đang trong một cuộc khủng hoảng kinh tế. Có điều khủng hoảng này khác biệt, lớn hơn và khả năng sẽ kéo dài lâu hơn.


Chúng ta đang phải đối mặt với những chỉ số kinh tế rất tệ: Lạm phát đang gần cao nhất trong 40 năm gần đây, lãi suất tăng, giá dầu mỏ và gas và giá vàng tăng đại nhảy vọt; các quỹ đầu tư tuyên bố rút khỏi thị trường ngày càng nhiều và thị trường các công nghệ mới như crypto trở nên ảm đạm; thị trường công nghệ chứng kiến sụp đổ hàng loạt; sa thải ở khắp mọi nơi trong khi tình hình kinh tế xã hội và chính trị khá căng thẳng với chiến tranh ở Ukraina. Ở Việt Nam cũng không khả quan hơn.

Tuy nhiên hành trình cho thị trường đi xuống mới chỉ là bắt đầu. Nếu bạn đang CEOs hoặc founder của các công ty trẻ; sinh viên mới ra trường và đang làm cho các startup nhỏ khác thì đây có lẽ là một môi trường thách thức nhất mà bạn sẽ phải vượt qua. Đừng kỳ vọng nhiều hơn ở các công ty lớn, họ có những vấn đề và thách thức cũng không khác biệt, chỉ là họ có nhiều khả năng sống sót hơn doanh nghiệp của bạn mà thôi.


Cũng từng ở vị trí của các bạn và là một nhà đầu tư, tôi sẽ chia sẻ tất cả những kinh nghiệm của mình trong bài viết này. Những điều này đều là những việc mà có thể làm được luôn.


Luôn nhớ rằng, mọi khủng hoảng sẽ kết thúc. Khủng hoảng kinh tế chỉ là một phần của chu kỳ tăng trưởng của xã hội và nó là động lực thúc đẩy nâng cao năng suất, gia tăng tự động hóa và kết quả là tăng cường ứng dụng công nghệ. Khủng hoảng là điều tất yếu. Hầu hết các công ty công nghệ thành công đều bắt đầu từ khủng hoảng. Thế hệ các công ty công nghệ như Amazon, PayPal, Google được coi là thế hệ một sau khủng hoảng dotcom. Sau này các công ty như Airbnb, Uber, WhatsApp... cũng ần lượt thành công trong giai đoạn thị trường đầy biến động. Có thể bạn đã nghe điều này rất nhiều lần rồi, nhưng nó chỉ là một lời động viên nhỏ so với những gì rất khó khăn ở thời gian tới.


Nhưng vấn đề là: Để xây dựng một công ty hình mẫu và thành công thì cần phải làm khác biệt. Và trong khủng hoảng, nghĩ và làm khác không phải là cần mà là phải làm. Có rất nhiều cơ hội trong giai đoạn này, và nếu không làm, hành động nhanh và luôn ngẩng cao đầu nhìn xung quanh trong khi những người khác làm ngược lại thì bạn sẽ không vượt qua được.


Khung 3 lớp quản trị khủng hoảng


Quản trị khủng hoảng có nhiều nội dung khác nhau nhưng tựu chung lại sẽ ở ba phần quan trọng nhất. Bài viết này sẽ được sắp xếp thứ tự theo các phần này.


  1. Đầu tiên là quản trị chi phí thất thoát. Đây là điều khó khăn và đau đớn nhất của các CEO và chủ doanh nghiệp vì nó liên quan đến con người. Thực sự thì để xác định không khó, cái khó mà hầu hết mọi người loay hoay đó là làm thế nào. Dứt khoát nhanh chóng và lòng trắc ẩn là câu trả lời.

  2. Thứ hai là lấy lại vị thế và chiến đấu tiếp: Có nhiều cách để định hướng lại sự tập trung của doanh nghiệp, lập kế hoạch, đưa ra các chiến lược, ứng dụng các công nghệ và kỹ thuật phù hợp để vượt lên khủng hoảng.

  3. Giữ vững tinh thần. Đây là điều quan trọng để giữ cho bản thân, nhân sự và những người xung quanh khỏe mạnh, ổn định tinh thần và làm việc hiệu quả. Hành động luôn mang lại những năng lượng tích cực. Và đây là lúc để người lãnh đạo định hướng và dẫn dắt doanh nghiệp của mình theo tầm nhìn.


Tôi tự hào rằng những doanh mà tôi đầu tư trong giai đoạn Covid lại tăng trưởng tốt hơn khi làm cả 3 điều trên.


Tôi thường khuyên các doanh nghiệp của mình những điều trên. Trong khi nhiều thứ không kiểm soát được - thì luôn có thứ kiểm soát được. Nếu làm những điều đúng đắn, thì doanh nghiệp sẽ vượt trội và nổi bật hơn trong thị trường.


Quản trị chi phí thất thoát


Đây có lẽ là phần khó nhất và cũng ít vui vẻ nhất khi làm CEO hoặc founder của một công ty trong giai đoạn khó khăn. Trên hết hãy luôn nhớ rằng, mọi quyết định của bản thân ở vị trí lãnh đạo sẽ luôn ảnh hưởng đến những người khác cho dù là cắt giảm chi phí, thuê ngoài, tái cấu trúc vận hành, kinh doanh hoặc phân bổ lại hệ thống tài chính.


1. Thay đổi các kế hoạch tập trung vào dòng tiền


Hãy suy nghĩ như những nhà đầu tư khi phải đối mặt với thị trường đang khó khăn. Hãy giả định rằng mọi thứ sẽ tồi tệ hơn những gì mà bạn nghĩ. Thị trường sẽ dịch chuyển đáng kể và sẽ không giống như bất kỳ điều gì bạn kỳ vọng. Vậy nên, mục tiêu số 1 là không hết tiền. Có vài cách để làm điều này:


  1. Một là trở nên có lợi nhuận (chúng ta sẽ nói về cách tạo ra lợi nhuận ở dưới)

  2. Hoặc là sống đủ lâu, tối ưu hóa hệ thống vận hành hiệu quả để có thể tận dụng đòn bẩy tài chính nhờ vay hoặc gọi vốn


Chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều doanh nghiệp đứng đầu thị trường thường đơn giản là những doanh nghiệp còn sống sót cuối cùng. Khi mà hầu hết các doanh nghiệp khác đã phá sản khi đứt gãy tài chính. Những doanh nghiệp này đều đã kiên cường chiến đấu và sống sót để xây dựng một công ty bền vững.


Kinh nghiệm khi kinh doanh các công ty dịch vụ marketing, quảng cáo ở Mỹ và Úc đã cho tôi thấy rõ, khi mà khủng hoảng đi qua chúng tôi đã có chỗ đứng trên thị trường rất tốt.


2. Xác định là mình không thể vay hoặc gọi vốn ở đâu


Ngay ở thời điểm hiện tại, hầu hết các quỹ đầu tư mà tôi biết đều đang cắt giảm danh mục đầu tư của mình và chờ cho thị trường ổn định hơn. Hầu hết các doanh nghiệp cũng không dễ dàng vay ở ngân hàng, với lãi suất cao và tài sản đảm bảo thường định giá thấp hơn trong chu kỳ đi xuống. Đó là lý do vì sao tôi luôn khuyên chủ doanh nghiệp huy động vốn hoặc đi vay ngay khi có cơ hội kể cả khi rất tự tin vào doanh nghiệp của mình. Khi đã trải qua chu kỳ đi xuống, bạn mới hiểu rõ lợi thế của việc buôn tài không bằng dài vốn.


Các chủ doanh nghiệp ở Việt Nam rất thông minh nhưng thường không có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính phù hợp. Không chỉ vậy môi trường kinh tế và xã hội ở Việt Nam thực sự cũng chưa phù hợp với hầu hết các quỹ đầu tư trên thế giới. Trong thời gian ở Việt Nam, năng lực quản trị yếu, chi phí vận hành cao, thiếu kế hoạch sử dụng tiền một cách hiệu quả và không minh bạch là yếu tố chính khiến các doanh nghiệp luôn muốn tiếp cận nguồn vốn nhưng không thành công.


Thực ra tiền đầu tư luôn có, bất kể thị trường có tiêu cực thế nào. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần phải chứng minh bản thân ở các chỉ số: Tăng trưởng, hiệu quả, nhóm lãnh đạo, hiệu quả kinh tế cho từng đơn vị chức năng, thị trường tiềm năng, khả năng cạnh tranh... Tất nhiên nó sẽ khó hơn trong chu kỳ tăng trưởng vì không anh muốn đi bắt dao cả.


3. Đảm bảo dòng tiền để vận hành ít nhất 24 tháng


Chúng tôi thường khuyên các doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại là luôn tích đủ tiền để kinh doanh trong 18-24 tháng và nên tìm cơ hội gọi vốn hay vay vào giữa hoặc cuối năm 2024. Dù làm bất kỳ điều gì cũng phải luôn sẵn sàng phương án dự phòng cho doanh nghiệp vào 6 tháng cuối cùng trước khi hết tiền,


Với các doanh nghiệp còn non trẻ, điều quan trọng nhất là thời gian. Tìm ra được các sản phẩm phù hợp với thị trường, thu thập phản hồi khách hàng,hiệu chỉnh sản phẩm, năng lực marketing, bán hàng. Thời điểm khủng hoàng là lúc cần duy trì một doanh nghiệp nhỏ, tập trung, có đủ tiền để chiến đấu dài hơi và cực kỳ nhanh. Tốc độ và sự chuyên tâm là cần thiết ở đây.


Với những doanh nghiệp lớn hơn, nhà đầu tư chỉ quan tâm ở hai điểm chính: Lợi nhuận và vận hành hiệu quả hơn là tiềm năng tăng trưởng. Hầu hết các doanh nghiệp tầm trung và lớn không gọi được vốn đầu tư đơn giản là biên độ lợi nhuận quá thấp, thậm chí là âm và chi phí vận hành quá cao.


Trong thời gian ngắn, nếu không thể tối ưu chi phí để kiếm được khách hàng thì nên tối ưu để tăng trưởng. Cân đối theo hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp và chấp nhận chọn 1 trong hai, tăng trưởng hoặc lợi nhuận, đừng quá tham vọng ở chu kỳ này. Tập trung thời gian, nguồn lực để nâng cao năng lực quản trị, vận hành. Tất cả các doanh nghiệp dù sản phẩm hay lĩnh vực gì cũng chỉ có 1 con đường duy nhất phải đi đó là tối ưu hóa khả năng vận hành - operation excellence. Sử dụng các phần mềm, công nghệ mới. Hầu hết chi phí sử dụng các công cụ này có thể thay thế được đáng kể thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Chi phí và hiệu quả khi sử dụng một nhân sự trẻ được trang bị công cụ, kỹ năng sẽ luôn tốt hơn là những nhân sự giàu kinh nghiệm nhưng thiếu công cụ. Hãy tự suy ngẫm xem bản thân mình có muốn đầu tư vào doanh nghiệp của mình với vị trí nhà đầu tư không?


Có 4 cách phổ biến để tính toán số tiền còn lại dựa trên các kịch bản dự báo về chi phí phải bỏ gồm:


  1. Giả định doanh thu = 0 (cái này đúng với một số doanh nghiệp trong thời kỳ khủng hoảng)

  2. Giả định doanh thu và tiền thực nhận bằng với tháng liền kề gần nhất.

  3. Giả định doanh thu và tiền thực nhận đúng với kế hoạch đã điều chỉnh

  4. Giả định mục tiêu doanh số giảm hơn kỳ vọng, xác định là sẽ có nhiều thách thức khong lường trước.


Thường tôi lựa chọn phương án số 4, tùy vào việc bản thân nhận định đến đâu. Kinh nghiệm và trải nghiệm chuyên gia là sự khác biệt lớn nhất giữa các CEO và nhà lãnh đạo


4. Xác định rằng định giá sẽ thấp hơn đáng kể


Vào năm 2021, số tiền đầu tư toàn cầu đạt đỉnh ở 643 tỷ USD. Những doanh nghiệp được gọi là kỳ lân gần như tuần nào cũng có. Định giá cũng rất lạc quan và tích cực. Với hầu hết doanh nghiệp, chúng ta không thể kỳ vọng mình là kỳ lân ở thế giới, nhưng giai đoạn này cũng là lúc dễ dàng với hầu hết mọi người. Những ai đã đạt thành công, đã huy động được tiền hoặc vay được ngân hàng trong giai đoạn này thì xin chúc mừng.


Nhưng ngày đó đã qua.


Nếu như vẫn nghĩ rằng doanh nghiệp của mình tốt hơn doanh nghiệp khác và muốn định giá ít nhất là cao hơn những doanh nghiệp đó thì khả năng lớn điều bạn kỳ vọng sẽ không diễn ra như vậy. Việc định giá tài sản hay doanh nghiệp vẫn phụ thuộc lớn nhất và những nguyễn tắc cơ bản là sự kỳ vọng của thị trường. Vẫn tài sản hoặc doanh nghiệp đó, nhưng trong giai đoạn thị trường được kỳ vọng không khả quan sẽ được định giá thấp hơn đáng kể.

Ảnh dẫn chứng việc toàn thị trường giảm sút, nguồn từ Factset và Coinmarketcap


Những con số trên để chứng minh cho việc dù là tập đoàn công nghệ top đầu thế giới đi chăng nữa cũng không tránh khỏi quy luật này. Và ở nhiều ngành khác, các công ty được niêm yết thậm chí còn mất tới 80% giá trị. Vậy nên việc định giá doanh nghiệp sẽ còn thấp hơn đáng kể. Ở Việt Nam, việc định giá tài sản đảm bảo chủ yếu thông qua thiết bị máy móc với các đơn vị sản xuất, và các bất động sản đi kèm, với giá thị trường hiện tại thì bất động sản cũng sẽ không được định giá tốt lắm và không nói đến việc các ngân hàng thường không đủ khả năng định giá công nghệ và thiết bị.


Giai đoạn này là giai đoạn mà những công ty tiềm năng và đội ngũ lãnh đạo nên dành thời gian kết nối, tương tác, gặp gỡ, xây dựng mối quan hệ với những doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư tiềm năng khác. Ít nhất đừng cố gõ cửa khi mà cả 2 chưa từng quen biết.


5. Đánh giá lại và hành động thật nhanh, nếu như muốn cắt giảm nhân sự. Đây là cách làm


Cắt giảm nhân sự khó, thực sự rất khó. Không ai thích làm việc này cả. Nhưng nếu thực sự đang thiếu tiền, đây là việc buộc phải làm.


Để đánh giá nội bộ, cần phải nhanh chóng tạo ra các kịch bản tài chính khác nhau để xem lựa chọn nào là tốt nhất. Thảo luận với những người cùng sáng lập, những cổ đông thân thiết và những nhà cố vấn giàu kinh nghiệm. Tốt nhất một doanh nghiệp nên có ban cố vấn (kể cả là doanh nghiệp nhỏ). Ở Việt Nam vì nhiều lý do nên nhiều doanh nghiệp không có ban cố vấn.


!Lưu ý: Nhiều người sợ lộ mất thông tin, hay rủi ro hoặc đơn giản là không tìm được người tin tưởng để mời. Nhưng sự thật là hệ thống quản trị của doanh nghiệp bên cạnh hệ thống, quy trình, vận hành thì 50% sức mạnh của doanh nghiệp lại đến từ đội ngũ cố vấn. Thường thì những nhân sự cố vấn có thể có cổ phần hoặc không có cổ phần, được mời và được cảm ơn bằng cổ phần nhỏ hoặc trả lương tượng trưng để đổi lại: kinh nghiệm, mối quan hệ, các nguồn lực không thể đo lường được. Một founder giỏi tới đâu cũng buộc phải có những người khác nhau đặt ngược câu hỏi, chỉ ra những gì mình không biết. Một doanh nghiệp không có ban cố vấn thường sẽ không đi xa được.

Bây giờ là lúc những người lãnh đạo phải làm toán. Tập trung tất cả các chỉ số tài chính và vận hành và phân tích trong các kịch bản khác nhau.


Các chỉ số cho các năm sau cần cho vào kịch bản bao gồm:

  • Doanh thu

  • Chi phí hàng tháng

  • Lượng nhân sự

  • Số tiền còn trong túi đủ dùng trong bao lâu


Các kịch bản cần:

  • Kế hoạch ban đầu

  • Kế hoạch hiệu chỉnh (thêm yếu tố bất ổn thị trường hoặc không bán hàng hiệu quả

  • Kế hoạch hiệu chỉnh với việc dừng tuyển dụng + cắt giảm chi phí vận hành

  • Kế hoạch hiệu chỉnh với việc dừng tuyển dụng + cắt giảm chi phí vận hành + cho nghỉ lượng nhỏ

  • Kế hoạch hiệu chỉnh với việc dừng tuyển dụng + cắt giảm chi phí vận hành + cho nghỉ lượng lớn


Có rất nhiều kịch bản khác mà có thể bạn cũng cần cân nhắc. Mấu chốt ở đây là phải tự thành thực với bản thân mình và cân nhắc các lựa chọn. Thường thì cũng sẽ tìm ra phương án hay lựa chọn nào thực tế với doanh nghiệp sớm bằng cách này. Tuy nhiên đừng quyết định một mình, hãy lắng nghe đội ngũ cố vấn và nhà đầu tư, các cổ đông khác nếu có.


6. Nếu phải giảm nhân sự, hãy nhanh và dứt khoát


Nếu phải cắt giảm nhân sự, cách làm tốt nhất là phải nhanh và dứt khoát. Không có gì vừa làm mọi người mệt mỏi và chán nản hơn trải qua rất nhiều vòng sa thải. Giữ tiền là cách để kéo dài thời gian sống cho doanh nghiệp.


Luôn nhớ rằng, cắt giảm nhân sự có thể khiến cuộc sống của một người khác rơi vào hoàn cảnh tồi tệ nhất. Hãy có tình người và hào phóng nếu có thể. Có nhiều công ty thậm chí còn giúp nhân viên của mình tìm công việc khác hoặc tổ chức tiệc chia tay lớn như một cách cảm ơn và mời các công ty đối tác đến để người lao động có cơ hội tìm việc. Tuy nhiên hầu hết việc giảm nhân sự trong giai đoạn này thường là online - không mấy vui vẻ.


Tốc độ là điều quan trọng nhất trong hành động này. Đừng có úp úp mở mở hay ậm ờ về việc này. Lập kế hoạch và trao đổi với những người cố vấn, nhà đầu tư, luật sư và những người đã trải qua hoàn cảnh giống mình để thêm kinh nghiệm và cắt dứt khoát.


Sau khi cắt giảm nhân sự, hãy nói với những người ở lại rằng việc cắt giảm là việc đau đớn nhưng đây chỉ là đợt cắt giảm duy nhất mà thôi. Giờ đây công tuy đã ở trong hoàn cảnh ổn định và chắc chắn hơn và có thể sống sót. Hãy cho những nhân sự còn lại của mình sự bình yên trong suy nghĩ và để họ cảm thấy an toàn.


7. Sau khi cắt giảm, hãy tập trung vào những người ở lại nhưng hãy dành sự trắc ẩn cho những người ra đi


Tôi từng cắt giảm hơn một phần ba công ty. Chúng tôi lúc đó đã là một tập đoàn đa quốc gia với hàng nghìn nhân sự. Còn Minh, tôi biết đã có những lần cậu ấy thay máu cả một công ty. Nó cực kỳ khủng khiếp và khó khăn. Hãy tưởng tượng vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn nhất, có những nhân sự sẽ phải về nhà, đối mặt với gia đình, đối mặt với lãi vay từ ngân hàng. Là CEO hay đơn giản là người ra quyết định lớn nhất trong doanh nghiệp, thường thì bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho những người ra đi. Nhưng phải nhớ một điều, công việc quan trọng nhất của người lãnh đạo là tạo động lực và giao tiếp với những người ở lại một cách hiệu quả. Những nhân sự này đang phụ thuộc vào sự dẫn dắt và hỗ trợ của bạn. Giúp họ làm việc giỏi hơn, hiệu quả hơn là cách để giúp họ giữ được việc làm cũng như giữ được công ty này.


8. Đảm bảo rằng nhân sự ở lại có thể lật ngược được tình thế


Nếu đã trở nên tinh gọn và có nguồn tiền dồi dào hơn, bây giờ là lúc loại bỏ các vị trí không cần thiết trông công ty nếu nếu có thể, nhưng đừng thay đổi quá lớn. Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng những người ở lại vẫn đủ năng lực để lật ngược lại tình thế của công ty. Thường thì không nên cắt giảm nhân sự phát triển sản phẩm hoặc đội ngũ kỹ sư. Họ là những vị trí quan trọng và có thể tạo đòn bẩy để công ty sống sót và thậm chí thành công. Với những công ty thuần túy thương mại như ở Việt Nam, hãy tập trung cho đội ngũ kinh doanh dòng sản phẩm chủ lực và hiệu quả nhất. Đừng phân tán nguồn lực và năng lượng để vớt vát. Hãy nhớ làm doanh nghiệp là chơi để thắng, không phải để sinh tồn.


Đào tạo thêm các kỹ năng cho các nhân sự mà bạn không muốn sa thải. Nếu như có một bạn làm marketing rất giỏi nhưng lại chưa có nguồn tiền để duy trì các chiến dịch marketing hay làm thương hiệu lớn hãy để họ làm thêm những công việc tạo ra nguồn thu.

Trước khi có công nghệ tiên tiến như công nghệ phần mềm, trí tuệ nhân tạo thì việc thay đổi mục đích sử dụng nhân sự sẽ khó khăn hơn. Nhưng giờ đây, nhờ ứng dụng công nghệ, để một nhân sự trẻ có thể học và cho tay vào làm các công việc liên quan đến quản trị, vận hành, bán hàng, marketing, phát triển sản phẩm trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn. Việc tự động hóa các công việc trong doanh nghiệp giúp giảm bớt hầu hết các nghiệp vụ lặp đi lặp lại và giảm chi phí đáng kể.


!Công nghệ không thay thế được con người. Nhưng 1 người sử dụng công nghệ có thể làm hiệu quả bằng 5 thậm chí 10 người không có công cụ trong tay. Đó là cách con người và xã hội phát triển.
Một doanh nghiệp thường chi khoảng 5-10% doanh thu của mình vào ứng dụng công nghệ, sáng tạo và đào tạo nội bộ. Tuy nhiên các nghiên cứu ở Việt Nam và trải nghiệm thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ vào làm việc thấp hơn rất nhiều. Mọi người thường coi rẻ giá trị thời gian của bản thân và của doanh nghiệp mà quên mất một điều, thời gian với doanh nghiệp là tiền.

9. Chia sẻ quyền sở hữu với những nhân sự suất chúng


Hãy luôn chia thưởng cho những người giỏi nhất và đem lại nhiều giá trị nhất cho công ty. Hãy chia sẻ quyền sở hữu. Hãy chia sẻ thẳng là hiện công thể trả thêm tiền hay thưởng bằng tiền cho họ nhưng bạn đánh giá giá trị cụ thể của họ đem lại về doanh nghiệp là bao nhiêu. Cảm ơn họ về những gì họ đã làm và đóng góp và nói rõ rằng, nếu họ ở lại đồng hành cùng công ty, họ sẽ có tương lai tốt đẹp. Chỉ một cử chỉ nhỏ vào những giai đoạn khó khăn này có thể giảm bớt áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Ở Việt Nam, nếu chưa sẵn sàng chia sẻ quyền sở hữu, hãy vạch ra cơ chế cụ thể như thưởng theo doanh số sẽ tốt hơn. Việc thay đổi cấu trúc sở hữu trong một môi trường tương đối phức tạp có thể dẫn đến những trở ngại không mong muốn trong tương lai.


10. Linh hoạt thay đổi cơ chế lương, thưởng, và chia sẻ rủi ro


Hãy linh hoạt. Ví dụ với đội ngũ bán hàng, hãy thay đổi tỉ lệ lương cứng và thưởng. Với marketing và nhóm kỹ sư có thể ra cơ chế thưởng khi mà đạt được mục tiêu chung. Hãy chia sẻ với nhân sự của mình là việc thay đổi cơ chế này sẽ khiễn cho thu nhập của nhân sự có thể bấp bênh hơn và bạn hiểu điều đó. Nhưng mấu chốt ở đây là người lãnh đạo cần phải ra mặt, đứng trước nhân sự của mình và mong muốn mọi người cùng chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. Thực ra thì nếu họ làm việc tốt hơn và hiệu quả hơn, thu nhập của họ sẽ còn cao hơn và công ty sẽ phát triển.


11. Tập trung vào các hoạt động marketing có hiệu quả đầu tư cao nhất


Đây là một trong những cách làm dễ nhất để giữ tiền. Đánh giá lại tất cả các kênh marketing và chi phí hiệu quả cho mỗi kênh. Giao cho nhân sự của mình việc xác định kênh nào có chi phí thấp nhấp / hiệu quả đầu tư cao và tìm cách mở rộng kênh này tối đa.


Tập trung vào các kênh marketing mà ra tiền nhanh chóng và đừng dựa vào dữ liệu trong quá khứ. Hãy nhìn vào dữ liệu ngay hiện tại, tiềm năng thị trường và quan sát hành vi của khách hàng trong khi lập lại chiến lược marketing.


Các dự án dài hơi hay đem lại hiệu quả muộn thì nên tạm hoãn. Giảm bớt ngân sách marketing không có nghĩa là không làm marketing hay cho rằng marketing là không cần thiết. Mỗi chu kỳ kinh tế và vòng đời doanh nghiệp sẽ phù hợp với các mô hình và kênh marketing khác nhau.


12. Cân nhắc điều chỉnh ngân sách làm PR và truyền thông


Ngân sách làm PR và truyền thông cần phân bổ lại trừ khi thực sự phù hợp với cảm xúc của thị trường. Hiện tại trên thế giới, tất cả mọi người chỉ đang chăm chú theo dõi NASDAQ và BTC lên xuống, đọc tin tức về Ukraine và bắt đầu lo lắng về tương lai. Ở Việt Nam, những chủ doanh nghiệp lâu đời thì tập trung vào tin tức chính trị, kinh tế vĩ mô còn những doanh nghiệp nhỏ có lẽ còn đang cúi mặt làm việc và thi thoảng vào internet để nghỉ ngơi.

Hầu hết mọi người hiện tại không thực sự quan tâm về tin tức kinh doanh cụ thể hay những thông cáo báo chí của các công ty trên thị trường. Elon Musk biết điều này nên đã dành lực để mua Twitter nhằm phá vỡ vòng lặp luẩn quẩn này trên thị trường toàn cầu. Gần như tất cả doanh nghiệp trên toàn cầu không đủ khả năng để làm điều tượng tự như Musk trong hoàn cảnh hiện tại.


Những hợp đòng PR, truyền thông nên hoãn hoặc giảm lại. Với các agency thì điều này có thể khá đau lòng nhưng sự thật là vậy. Hãy duy trì và giữ mối quan hệ hoặc sử dụng mối quan hệ này một cách phù hợp.


13. Đánh giá lại các chi phí phần mềm và hạ tầng


Khả năng cao là có nhiều chi phí phần mềm, phần cứng hay nhân sự kỹ thuật cũng có thể cắt giảm. Hãy xác định lại các chi phí công nghệ nào là cần thiết và chi phí nào là xa xỉ. Ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng hệ thống hạ tầng công nghệ cũ, đầu tư phần cứng rất nhiều. Nhưng có một sự thật là hầu hết các công nghệ hiện tại khi sử dụng trên cloud có chi phí rất thấp, hiệu quả và có tính bảo mật cao. Nhưng do thông tin bị hạn chế nên nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn các phương án tốn kém này. Tôi đã gặp một số doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đang duy trì hệ thống phần mềm thuê công ty phần mềm phát triển và đầu tư máy móc phần cứng để duy trì hệ thống này. Họ đang bỏ ra số tiền từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn USD một năm, thậm chí để thuê riêng tiền phát triển

công nghệ tới 3 triệu USD trong khi giải pháp tương tự chỉ mất vài chục nghìn USD mà thôi.


14. Giảm bớt gánh nặng không cần thiết


Các dự án, hoạt động hay thử nghiệm trong giai đoạn này cần hạn chế và cắt bớt. Hãy tự hỏi bản thân và những người đồng hành các câu hỏi như thực sự mình có cần phải làm việc này không,. Giai đoạn này là giai đoạn phải tập trung. Tất cả doanh nghiệp cần tập trung vào những việc rất cụ thể và không thể sai sót.


15. Loại bỏ khách hàng khi phù hợp


Mọi người thường hay bị ngộ nhận rằng số lượng doanh thu quan trọng hơn chất lượng doanh thu. Tôi không đồng tình với quan điểm này. Không phải mọi doanh thu đều được tạo ra giống nhau. Cái doanh nghiệp cần là doanh thu có lợi nhuận. Đây là lúc cần tinh gọn lại các phân khúc khách hàng và tập trung vào tập khách hàng ra lợi nhuận cao nhất. Doanh nghiệp cần hiểu tất cả những thông tin có thể về nhóm khách hàng này. Tìm cách giữ và mở rộng tệp khách hàng tiềm năng nhất. Nhóm khách hàng này phải là những khách hàng đem lại lợi nhuận và gắn bó với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Với những đối tác không chiến lược, thậm chí khiến doanh nghiệp lỗ, mất thời gian hãy cân nhắc về việc liệu mình có thể thay đổi được điều này không. Nếu không, hãy tiếp cận và đàm phán lại. Không làm cũng không sao.


Làm doanh nghiệp để ra lợi nhuận chứ không phải làm chiều lòng mọi người. Một doanh nghiệp phát triển ổn định là doanh nghiệp không bán hàng vì mọi giá.

16. Cân nhắc lại các kênh phân phối và tự lo cho bản thân


Giữ lại các kênh phân phối mà bản thân có thể kiểm soát. Nếu đang bán hàng qua kênh đại lý, đừng quá mong đợi rằng họ có thể tiếp tục bán hàng cho mình. Các đại lý cũng sẽ gặp khó khăn và có nhiều thứ xao nhãng họ. Hãy tập trung vào những gì doanh nghiệp có thể kiểm soát. Nếu tự thân vận động tốt, doanh nghiệp có thể có biên độ lợi nhuận lớn hơn và nâng cao năng lực bán hàng nội bộ cho doanh nghiệp.


17. Tạo động lực trả tiền sớm hơn từ khách hàng


Hãy có các chương trình, kế hoạch giảm giá để có tiền mặt nhanh hơn. Có tiền luôn trong tay sẽ quan trọng hơn là có lợi nhuận gộp. Điều này càng chính xác khi tiền đang trở nên khan hiếm.


18. Đàm phán lại các hợp đồng với đối tác cung ứng


Chả mất gì khi liên lạc và đám phán để giảm giá hoặc có điều khoản thanh toán tốt hơn. Chỉ cần nhớ là nhữn doanh nghiệp đó cũng phải sống. Đối tác đó cũng có thể phải cắt giảm nhân sự. Tất cả mọi người đều cùng chung một hoàn cảnh. Hãy công bằng và giàu lòng trắc ẩn. Không có gì xấu hổ khi mở lời cả.


19. Xây dựng quan hệ để mua bán sát nhập


Khi đã thử mọi cách, hãy cân nhắc việc mua bán sát nhập công ty. Hãy tìm kiếm những nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp tiềm năng. Kết quả tốt thường đến từ những lựa chọn tốt. Doanh nghiệp cần có nhiều lựa chọn.


Tuy nhiên, làm việc với những doanh nghiệp lớn thường mất thời gian và gây xao nhãng không cần thiết. Nếu thực sự cảm thấy bán công ty là cách tốt nhất, hãy xây dựng mối quan hệ với các đối tượng tiềm năng càng sớm càng tốt. Xây dựng quan hệ với những người đứng đầu doanh nghiệp sẽ là một khởi đầu tốt. M&A là một quá trình kéo dài và rất nhiều bước.


Lấy lại vị thế và chiến đấu


Khác vưới nhiều người suy nghĩ, chu kỳ đi xuống là cơ hội tốt để định vị lại doanh nghiệp và chiến đấu cho sự thành công dài hạn. Những đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường sẽ chao đảo và không thể phản ứng gì vào giai đoạn này. Những doanh nghiệp nhỏ sẽ thiếu tiền, rơi vào trạng thái ngủ đông hoặc không thể phản ứng được. Sau khi đã quản trị được thất thoát, giờ là thời điểm duy nhất phù hợp nhất để chiến đấu.


20. Xác định khoảng cách cung cầu lớn


Chu kỳ đi xuống sẽ tạo ra những khoảng trống lớn về cung cầu trong sản phẩm và dịch vụ. Doanh nghiệp cần xác định những nguồn cung mới để theo kịp nhu cầu xã hội hoặc thay đổi vị thế của bản thân để phù hợp với những nhu cầu mới.


Đánh giá khoảng cách ở phía cung:


Khi thấy nhu cầu sụt giảm mạnh mẽ từ thị trường, đừng cố chống lại, vô ích thôi. Hãy đi ngược lại chuỗi cung ứng và xem liệu có thể khóa được những thỏa thuận có lợi với mình không. Hãy là một đối tác tốt và có vị thế khi thị trường phục hồi. Nếu một doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ giá trị cao trong thị trường đi xuống, khi mọi thứ tốt lên, doanh nghiệp đó sẽ bùng nổ.


Các công ty sản xuất nông nghiệp có thể đi ngược về làm việc với các đối tác sản xuất, đề xuất trả tiền nhanh hơn với chiết khấu giảm đáng kể để tạo lợi thế. Các công ty thương mại lớn quốc tế mà ZenGlobal làm việc sẽ tận dụng cơ hội này để đàm phàn chiết khấu lớn cho các hợp đồng tương lai với các nhà máy sản xuất ở Việt Nam.


Đánh giá khoảng cách ở phía cầu:


Nếu bạn có thể cung cấp dịch vụ, sản phẩm mà khiến cho doanh nghiệp giảm chi phí hoặc tăng doanh thu nhanh chóng thì xin chúc mừng. Việc tìm kiếm và thuyết phục khách hàng vốn rất khó trước đây trở nên dễ dàng 1 cách bất ngờ nếu như doanh nghiệp của bạn có thể ra được kết quả cuối đo đếm được bằng tiền. Bằng cách lập luận này, giờ đây doanh nghiệp có thể thay đổi đáng kể và một cách hệ thống việc triển khai dịch vụ hay sản phẩm cho khách hàng mà không gặp trở ngại từ nội bộ.


Nếu khoảng cách ở phía cầu cho thấy khách hàng chưa sẵn sàng hoặc đơn giản là không có tiền. Hãy tìm cách xây dựng những mối quan hệ có giá trị tích cực với chi phí thấp. Đây là cách giữ khách hàng này khi họ có tiền và muốn chi tiêu sau này.


21. Hành vi của khách hàng sẽ thay đổi đáng kể


Hành vi của khách hàng sẽ thay đổi bao gồm cả giới hạn để mua hoặc sử dụng dịch vụ. Đây là lợi thế cho doanh nghiệp nếu doanh nghiệp theo dõi, thu thập phân tích dữ liệu và thay đổi một cách thông minh.


Với tất cả những doanh nghiệp tôi làm việc cũng như những doanh nghiệp ZenGlobal tư vấn, chúng tôi áp dụng tất cả các công nghệ để theo dõi hành vi người dùng ở cả internet lẫn trong các cửa hàng vật lý. Các công cụ, công nghệ giúp đo lường trải nghiệm và hành vi kết hợp với việc giao tiếp, lắng nghe khách hàng để thấu hiểu là cách để chiến thắng trái tim từ mọi khách hàng. Hãy đặt câu hỏi cho bản thân và nhân sự của mình là liệu doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề gì cho khách hàng hay giá trị gì sẽ được tạo ra?


22. Khuyến khích khách hàng trả trước


Với khách hàng mới, hãy khuyến khích họ trả trước cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Các công ty phần mềm sẽ khuyến khích khách hàng trước cả năm thay vì trả theo tháng để có giá rẻ hơn. Việc này sẽ giúp dòng tiền doanh nghiệp ổn định hơn và thành công là minh chứng rõ nhất cho việc sản phẩm này phù hợp với thị trường.


Nếu khách hàng trả tiền trước thì đấy là dấu hiệu sản phẩm/dịch vụ hấp dẫn và quan trọng với họ


23. Định giá bán một cách thông minh


Khủng hoảng diễn ra thì thường có 2 kịch bản với doanh nghiệp


  • Kịch bản 1: Nhu cầu cho sản phẩm dịch vụ tăng lên đáng kể

  • Kịch bản 2: Nhu cầu giảm mạnh và thường rất nhanh


Nếu ở hoàn cảnh một, sau đây là một số gợi ý nên xử lý thế nào khi nhu cầu tăng đột biến:


  • Với hầu hết các công ty khi thấy có nhu cầu tăng nhanh đáng kể đó là mong muốn tăng giá bởi vì họ được dạy như vậy. Hầu hết những nhà kinh tế học cổ điển đều khuyên bạn phải tăng giá vì lúc này nhu cầu nhiều hơn nguồn cung. Nhưng trên thực tế, hành vi này được coi là lợi dụng hoàn cảnh để chiếm lợi ích và phản tác dụng rất mạnh cho thương hiệu và vị thế doanh nghiệp. Tuyệt đối không tăng giá trong hoàn cảnh này.

  • Thay vào đó một chiến lược hiệu quả đó là mở rộng thị trường nhiều nhất có thể và tạo ra các dòng sản phẩm cao cấp. Càng nhiều khách hàng, cơ hội bán được thêm nhiều dòng sản phẩm cao cấp sẽ tăng theo. Tập chúng vào chiến lược mở rộng và nâng cấp thị trường. Cách này sẽ khiến doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ và có chỉ số kinh doanh vượt trội cả trong ngắn hạn và dài hạn.


Vậy phải làm gì khi mà giảm nhu cầu trong giai đoạn này:


  • Hầu hết các doanh nghiệp trên thị trường không may mắn ở trường hợp 1. Các doanh nghiệp này sẽ mất từ 10-20% thị trường một cách nhanh chóng và cơ bản cũng sẽ giảm 10- 20 thậm chí 30% doanh thu.

  • Với những doanh nghiệp này, tương tự như trên, rất nhiều doanh nghiệp sẽ tìm cách giảm giá. Kinh tế học cổ điển dạy là giảm giá thì sẽ tăng nhu cầu?

  • Giảm giá là điều tồi tệ nhất mà một doanh nghiệp có thể làm ở hầu hết mọi trường hợp.

  • Nếu giảm giá, thường sẽ chả khiến nhu cầu tăng lên và điều tệ hơn đó là khi thị trường phục hồi, khách hàng sẽ kỳ vọng giá sản phẩm dịch vụ thấp hơn.

  • Giảm giá cũng khiến khách hàng dễ rời bỏ hơn, coi thấp giá trị mà sản phẩm đem đến và thường khiến cho khách hàng trở nên đòi hỏi. Nói tóm lại giảm giá dạy khách hàng có những suy nghĩ tiêu cực về doanh nghiệp

  • Có một số cách và thủ thuật để vượt qua giai doạn này mà không cần giảm giá.

  • Một số chiến thuật có thể áp dụng như:

    • Tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ nhưng giá giữ nguyên.

    • Linh hoạt về phương thức thanh toán

    • Chia sẻ rủi ro / lợi ích vưới khách hàng

    • Đóng gói và gộp nhiều sản phẩm dịch vụ lại và tạo ra bộ sản phẩm dịch vụ cao cấp

    • Giảm bớt tính năng hiệu quả và tạo ra sản phẩm dịch vụ giá thấp hơn. Hãy coi đây là hạ cấp của khách hàng xuống.

  • Điều quan trọng là phải giữ giá trị và giá bán ngang hàng kể cả trong giai đoạn vất vả và khó khăn nhất


24. Tạo ra một sản phẩm vượt trội gấp 10 lần bình thường


Đây là giai đoạn cần thiết để một doanh nghiệp xây dựng ra những sản phẩm được coi là thiết yếu như thuốc giảm đau chứ không phải một sản phẩm có thì tốt như vitamin. Cách duy nhất để đột phá trong giai đoạn này là sản phẩm/dịch vụ.


Hãy nói chuyện với tất cả những khách hàng quan trọng nhất. Phân tích dữ liệu về hành vi người dùng và hiệu quả của sản phẩm dịch vụ. Hãy xem cách mà người dùng sử dụng sản phẩm dịch vụ ra sao. Họ thích gì ở sản phẩm dịch vụ của bạn và họ hay gặp vấn đề gì. Hãy so sánh hành vi của họ với hành vi trước khi khủng hoảng. Hãy xem và suy nghĩ có thể làm gì để giúp khách hàng của mình tốt hơn. Hãy biết cách đặt câu hỏi mà không ai đoán trước được.


Đặt câu hỏi sẽ không chỉ giúp sản phẩm trở nên tốt hơn mà thậm chí có thể cứu cả một doanh nghiệp vì việc này sẽ giúp doanh nghiệp nhìn thấy những vấn đề mà trước đây không chú ý tới.


Hãy thử hình dung 1 sản phẩm vượt trội vẫn bán được hiệu quả trong khủng hoảng thì hình dung thử điều gì sẽ diễn ra khi chu kỳ đi lên?

ClickUp trong suốt giai đoạn đầu của mình chỉ với hai người và một nhóm kỹ sư nhỏ đã làm việc không ngừng để tạo ra 1 giải pháp công nghệ vượt trội cho mọi doanh nghiệp. Để làm được điều này, suốt một thời gian dài khi công ty không có tiền, họ gọi video, họp online với những khách hàng của mình, đề nghị giúp đỡ và giúp xây dựng hệ thống nội bộ cho doanh nghiệp. Đội ngũ kỹ sư trẻ đó đã nâng cấp phần mềm của mình hàng ngày, hàng tuần với một tốc độ mà không một doanh nghiệp nào có thể làm. Họ sử dụng các công cụ marketing, phần mềm thu nhận phản hồi, và lắng nghe. Trước khi làm kỳ lân, ClickUp cũng là một công ty khởi nghiệp và tự sống mà không sử dụng vốn vay hay đầu tư từ bên ngoài. Covid 19d đã giúp ClickUp tăng trưởng nhanh và trở thành kỳ lân công nghệ. Đơn giản là họ đã dành hết nỗ lực để tạo một sản phẩm tốt trong hoàn cảnh khó khăn.


25. Cân nhắc thu mua nhân sự giỏi


Nếu không bị rào cản bởi tiền, đây là lúc tốt để cân nhắc việc các mua các công ty nhỏ và tìm những nhân sự giỏi. Với những doanh nghiệp lớn và nhiều tiền, đây là cách để có thể mua được một nhóm nhân sự chát lượng cao, đã gắn kết lâu dài trong một thị trường nhất định. Đây là cách để giúp doanh nghiệp lớn đem những con người có tinh thần doanh nhân và khởi nghiệp vào công ty. Khi tìm được đúng đối tượng, đây là lợi ích với tất cả các bên. Các doanh nghiệp lớn nhất thế giới như Google, Facebook, Airbnb đều sử dụng việc mua lại công ty để bổ sung vào cho mình những nhân sự tuyệt vời nhất.


Khi Covid diễn ra, chúng tôi cũng đã mua lại 1 agency về marketing nhỏ nhưng rất có tiếng ở Úc. Lý do lúc đó không chỉ là vì công ty này kiếm được $200 USD một năm với chỉ 3 nhân sự mà cả 3 bọn họ là những người có tiếng nói và uy tín ở cả bắc Mỹ và Australia. Và sau đó chúng tôi cũng mua một công ty phần mềm nhỏ của Ấn Độ vì lý do tương tự, những kỹ sư tuyệt vời và cần cù.


Ở Việt Nam, việc mua các công ty vì mục đích mua nhân sự thì mới chỉ diễn ra ở các công ty tư vấn quốc tế lớn chứ chưa được sử dụng nhiều.


26. Bán hàng hiệu quả hơn


Nếu có thể tăng cơ hội chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng, thì đây là cách tạo ra biên độ lợi nhuận cao hơn trong tương lai trong khi đang giảm bớt chi phí.

Ở một công ty bất động sản chúng tôi từng làm việc cùng, tỉ lệ chuyển đổi của họ chỉ ở mức 1.5-2%. Tuy nhiên sau khi phân tích nhiều dữ liệu hơn và ứng dụng công nghệ, chúng tôi đã cùng doanh nghiệp đó tăng tỉ lệ lên đến 5-6%. Với một số doanh nghiệp, khi xác định rõ nét tệp khách hàng tiềm năng, tỉ lệ chuyển đổi có thể lên đến > 50%. Khi làm việc cùng ClickUp, tỉ lệ chuyển đổi mà chúng tôi gặp là 70-80%. Đó là lý do vì sao ClickUp trong 3 năm đầu tiên kiếm được 2 triệu khách hàng và 3 năm tiếp theo kiếm được 8 triệu khách hàng sử dụng. Nếu làm toán ở đây thì sẽ thấy con số lớn ra sao.


Một trong những chỉ số mà các nhà đầu tư thường quan tâm nhất là tỉ lệ đốt tiền để chuyển đổi (burn rate multiple) Chỉ số này không chỉ áp dụng cho các công ty công nghệ mà cho cả các doanh nghiệp lĩnh vực khác. Công thức có thể khác nhau đôi chút với ngành nghề nhưng bản chất đó vẫn là tỉ lệ tiền bỏ ra để thu được một khách hàng / lợi nhuận thực tế thu được từ khách hàng đó


Với các công ty phần mềm hay cung cấp dịch vụ trả phí theo tháng thì tỉ lệ này được tính là

Burn Multiple = Tổng số tiền thực bỏ cho mọi hoạt động / Doanh thu định kỳ hàng năm

Chỉ số này có tính tổng thể hơn nhiều so với chỉ số CAC/LTV (số tiền bỏ ra để kiếm được 1 khách hàng / giá trị vòng đời khách hàng đem lại vì nó bao quát tiêu dùng của cả doanh nghiệp.


Chỉ số này càng thấp càng tốt. Với doanh nghiệp khởi đầu, 1 - 1.5 burn rate là chấp nhận được. Suy cho cùng cũng phải có tiền đầu tư ban đầu chứ. Với những công ty đã phát triển, tỉ lệ này phải dưới 1.


27. Thay đổi chi phí cố định thành chi phí biến đổi.


Điều này cho phép doanh nghiệp linh hoạt hơn khi phát triển. Một trong những cách tốt nhất đó là cải cách tiền lương, thưởng cho nhân viên và dự án. Sao phải tuyển một nhân sự lương cứng toàn thời gian trong khi có thể thuê ngoài cùng chất lượng dịch vụ nhưng mà lại theo hiệu quả thực tế đem lại.


28. Thay đổi các quy trình, hệ thống quản trị bằng sức người và thay bằng công nghệ khi có thể


Đây là một cách tốt để tăng cường hiệu suất doanh nghiệp, tiết kiệm lượng lớn chi phí vận hành quản trị doanh nghiệp. Và sớm hay muộn doanh nghiệp đều phải ứng dụng công nghệ để thành công. Các công ty thành công nhất là những công ty làm được nhiều việc với nguồn lực hạn chế hơn. Tự động hóa việc chăm sóc, gửi phản hồi khách hàng, tập trung hóa chức năng bán hàng, tự động tạo báo cáo, tự động giao việc, nhắc việc... là những thứ ứng dụng hiệu quả của công nghệ. Ở đây cần lưu ý giải thích cho nhân sự của mình là doanh nghiệp dự định làm gì, vì sao lại phải làm thế. Giao tiếp là yếu tố quan trọng trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ.


Hầu hết những nhân sự suất sắc và giỏi khi ứng dụng công nghệ có thể làm công việc của các bộ phận, chức năng khác. Sẽ luôn có sự phản kháng, nhưng nếu bằng giao tiếp và giải thích, tất cả sẽ đều hiểu được là đây là điều phải làm để giữ công ty còn sống


Sau đó, cần phải suy nghĩ một cách chiến lược về việc phân bổ nguồn nhân lực của mình thế nào. Ví dụ rằng với vị trí của người chủ doanh nghiệp, bạn sẽ cần thêm nhiều thời gian trao đổi với những khách hàng chủ lực và quan trọng và xem liệu có thể khiến mối quan hệ này bền chặt hơn không? Liệu có thể tạo được những sản phẩm hay dịch vụ gì tạo ra nhiều giá trị hơn với doanh nghiệp này. Và nếu thực sự có quan hệ tốt, khách hàng sẽ trở thành người bán hàng cho doanh nghiệp của bạn với việc truyền miệng. Không có thứ vũ khí marketing nào mạnh như việc truyền miệng cả. Hãy khai thác tối đa bản thân và nhân sự trong giới hạn. Những nhân sự suất sắc, những chuyên gia và cả những CEO đều lớn lên và trưởng thành trong khủng hoảng chứ không phải vì được trả lương cao hàng tháng.


29. Tranh thủ cơ hội tuyển dụng nhân tài


Nhân sự giỏi là thứ mọi doanh nghiệp đều tìm cách kiếm và thu phục. Giai đoạn đi xuống cũng là lúc để tìm kiếm những nhân sự thật sự phù hợp với doanh nghiệp của mình. Nếu ổn định tài chính và cũng không phải sa thải lượng lớn nhân viên thì đây cũng là lúc để tìm nhân sự. Lương và thu nhập cho những nhân sự này thường thấp hơn trong giai đoạn kinh tế khó khăn.


Những nhân sự giỏi và đẳng cấp sẽ giúp công ty phát triển trong và sau khi chu kỳ đi xuống kết thúc. Chắc chắn là bạn biết một số người giỏi ở ngoài kia hoặc công ty hoặc kể cả đối thủ cạnh tranh có những nhân sự mà bạn tìm kiếm. Đây là lúc sắn tay lên và nghiên cứu. Xác định đối tượng, liên lạc, mời cafe và trao đổi về tầm nhìn trước khi thuyết phục họ tham gia vào doanh nghiệp.


Trong hầu hết trường hợp, doanh nghiệp sẽ không đáp ứng được mức lương mà những nhân sự này yêu cầu, tuy nhiên bạn có thể đề nghị một cách khéo léo sẽ bù đắp khi kinh tế khả quan hơn. Hoặc bù đắp bằng việc chia sẻ doanh thu khi phù hợp. Các lợi ích khác cũng có thể được đưa ra để đàm phán.


Tuy nhiên không nên cố gắng thuyết phục bằng mọi giá, và nhất là khi thấy họ chỉ muốn một công việc cho ấm chỗ. Với những người chưa có kinh nghiệm trong đánh giá con người và giàu kinh nghiệm tuyển dụng thì chỉ cần nhớ là những nhân sự mà doanh nghiệp thực sự cần là những nhân sự bị thuyết phục bởi:


  • Tầm nhìn của doanh nghiệp

  • Những người đồng hành

  • Sản phẩm của công ty


Nếu nhân sự sẵn sàng quay đi vì: Lương thấp hơn yêu cầu, không có phúc lợi như mong muốn, không có được du lịch hàng năm hay những điều tương tự thì đó không phải nhân sự mà doanh nghiệp tìm kiếm. Ở các quốc gia đang phát triển, điều này càng chính xác cao.


Trước khi xác định đó là một nhân tài, phải biết nhân sự có thực sự muốn làm cho doanh nghiêp không đã.

30. Xác định những nguồn tài chính để kích thích tăng trưởng - kể cả vay nợ


Gọi vốn hay vay vốn giai đoạn này như nói ở trên cực kỳ khó. Nhưng bất kỳ doanh nghiệp nào làm đến bước này và chứng minh được dòng tiền khỏe mạnh với biên độ lợi nhuận cao thì sẽ luôn có cơ hội tiếp cận nguồn vốn nhanh chóng. Điều này giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực để bật trong giai đoạn tăng trưởng, điều sẽ hấp dẫn nhà đầu tư về dài hạn.

Vay vốn, thế chấp hợp đồng hoặc chấp nhận vay ngắn hạn và hoán đổi bằng cổ phần là một trong nhiều công cụ tài chính có thể. Với những doanh nghiệp thực sự có vị thế mạnh chỉ nên vay mà không nên động tới quyền sở hữu.


Sử dụng tiền đúng mục đích và phục vụ mục tiêu và tầm nhìn doanh nghiệp là điều đảm bảo uy tín với nhà đầu tư hoặc ngân hàng


31. Tạo ra một văn hóa làm việc hiệu suất cao


Hầu hết các doanh nghiệp thường hiểu sai về văn hóa cũng như không biết cách tạo ra một văn hóa doanh nghiệp hiệu suất cao.


Khi kinh tế khó khăn, tất cả phải tạo ra giá trị với khả năng cao nhất. Điều này là điều không thể bàn cãi. Đạt 95% mục tiêu đề ra là không đạt mục tiêu. Nếu doanh nghiệp không có văn hóa hiệu suất, không có kế hoạch rõ ràng, không đo lường hiệu quả thì đây là lúc phải làm. Cách làm như sau:


  1. Giải thích những gì mình đang làm và vì sao lại làm như vậy

  2. Đưa ra những con số cụ thể cho từng chức năng, nhiệm vụ và công việc

  3. Giải thích và chỉ ra những mục tiêu này sẽ ảnh hưởng hay tác động gì đến các chức năng khác trong doanh nghiệp

  4. Khiến những chỉ số này hiển hiện và dễ thấy cho toàn công ty.

  5. Hãy công bằng - điều chỉnh mục tiêu hay kỳ vọng một cách thực tế


Đây là cách để xây dựng những doanh nghiệp đánh bại những đối thủ cạnh tranh khác. Tất cả những điều trên có thể được thực hiện bằng các công cụ như ClickUp mà ZenGlobal cung cấp.


32. Đi nhanh và luôn thử cái mới


Bất kỳ ai cũng có thể làm kiện tướng cờ vua nếu đi hai nước cờ một lúc. Trong thời kỳ khủng hoảng, những đối thủ già nua, cũ kỹ và chậm chạp sẽ không thể theo kịp với tốc độ của bạn. Đây là lúc thu thập tài sản, chiếm giữ các quan hệ chủ chốt và làm những điều những doanh nghiệp kia không theo kịp.


Tốc độ là tài sản quý của doanh nghiệp, tài sản này tăng gấp đôi giá trị khi kinh tế khó khăn.


Đảm bảo sức khỏe tinh thần


Giai đoạn này rất mệt mỏi và stress với tất cả mọi người. Cả doanh nghiệp và những người khác đều đang phụ thuộc vào bạn để bước lên và dẫn dắt. Tinh thần là thứ bạn phải đảm bảo ổn định và chỉ có những suy nghĩ sáng suất mới có thể dẫn dắt doanh nghiệp trong khi mọi người hoảng loạn.


33. Nhanh chóng thay đổi văn hóa doanh nghiệp thích ứng với hiện trạng


Covid đã đem nhiều thứ tồi tệ đến cho tất cả mọi người. Tất cả chúng ta đều phải vượt qua nhiều điều trong 3 năm vừa rồi và bây giờ tiếp tục là chiến tranh và suy thoái kinh tế. Người lãnh đạo cần phải hành động nhanh chóng để ổn định nhân sự và giúp họ cảm thấy an toàn. Sức khỏe tinh thần và thể chất cũng như sự kết nối là mục tiêu số 1 của văn hóa doanh nghiệp. Sẽ có nhiều thay đổi vẫn sẽ giữ nguyên ngay kể cả sau khi suy thoái đi qua và mọi người cần sẵn sàng chấp nhận sự thật đó về dài hạn.


34. Hãy có lòng trắc ẩn với nhân viên


Mọi người thường sẽ có suy nghĩ "chuyện gì sẽ diễn ra với bản thân", sợ hãi và có thể gục ngã khi kinh tế biến động. Kể cả khi đang phải căng thẳng quản trị và điều hành cả doanh nghiệp, bạn vẫn phải quan tâm đến những lo lắng của nhân viên để giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Hãy minh bạch nếu có thể và giải thích chi tiết cách công ty sẽ vượt qua giải đoạn khủng hoảng này và tất cả mọi người đều đóng góp vào kế hoạch mới.


35. Xây dựng sự gắn kết tập thể


Tìm hiểu thêm về nhân sự thì càng tốt hơn. Điều này khá ngược lại với hầu hết suy nghĩ và bản năng của mọi người đó là giờ đang có quá nhiều việc quan trọng diễn ra nhưng hãy làm những điều để mọi người nhìn nhận và gắn kết với nhau như những con người.

Hãy hỏi mọi người thêm về cuộc sống của họ trong buổi họp. Tổ chức sinh nhật hoặc kỷ niệm thời gian làm việc. Sẽ tốt hơn nếu biết thêm về ngày cưới, sinh nhật của bọn nhỏ và chia sẻ niềm vui với nhân sự của mình. Hãy đối sử với những người xung quanh là con người thay vì là một công cụ kiếm tiền khi có thể.


Khi nhân viên cảm thấy vui vẻ hơn trong làm việc, hiệu suất công việc cũng mạnh hơn. Mối quan hệ xã hội cũng quan trọng và ý nghĩa như quan hệ tài chính, quan hệ pháp lý khi tuyển dụng vậy.


36. Có những hành động bất ngờ và ngẫu nhiên


Viết ghi chú trên giấy, trả lời email bằng video. Gửi những ảnh hoặc video ngộ nghĩnh, tương tác bằng emoji. Gọi nước hoặc đồ ăn cho mọi người... Tất cả là cách để thể hiện bạn quan tâm đến cá nhân sự của mình. Tất nhiên cũng có giới hạn của nó - không ai cũng muốn cảm thấy phải kiểm tra công việc 24/7. Nhưng hay thể hiện cho nhân viên của mình biết bạn quan tâm không chỉ là email

.

37. Tạo không gian cần thiết để giải quyết công việc trực tiếp


Phải làm việc online hoặc phân chia nhóm thành các nhóm nhỏ theo dự án có thể trở nên phổ biến sau Covid. Điều này giúp doanh nghiệp làm việc hiệu quả hơn ở nhiều hoạt động, có khả năng sử dụng nhiều nhân sự đa dạng hơn, và khi thị trường, sản phẩm của mình có uy tín, chỗ đứng hiệu quả hơn thì tổ chức lại cơ cấu nhân sự và định hướng phát triển.


Đôi khi, làm online có thể gặp khó khăn trong việc tìm ra ý tưởng mới, đặc biệt là khi mọi thứ không diễn ra suôn sẻ. Khi không chắc chắn về bước tiếp theo cần làm gì, hãy tập hợp mọi người làm việc trực tiếp sẽ hiệu quả hơn.


38. Ăn mừng những chiến thắng nhỏ


Trong những thời điểm khó khăn và không rõ ràng, dành chút thời gian mỗi tuần công nhận những thành công nhỏ mà nhân sự đạt được là điều quan trọng. Tạo một tầm nhìn cho tương lai, nhưng tập trung vào những mục tiêu ngắn hạn, cụ thể sẽ thúc đẩy mọi việc hoàn thành nhanh chóng.


Kết quả của nhiều thành công nhỏ khi cộng lại có thể rất đáng kinh ngạc và càng quan trọng hơn trong thời điểm khó khăn. Những điều nhỏ bé này sẽ mang lại cảm giác tiến bộ và thành công khi mọi thứ xung quanh không thuận lợi.


39. Doanh nghiệp không cô đơn trong hành trình này


Nếu thấy có quá nhiều việc không thể tự làm, hết một mình. Muốn tái cấu trúc lại doanh nghiệp, xây dựng lại văn hóa trong công ty, triển khai hệ thống phần mềm để phục vụ hoạt động quản trị kinh doanh hay đơn giản là mong muốn tìm lời khuyên, góp ý và muốn kết nói với những doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư khác thì hãy thử liên lạc với ZenGlobal. Chúng tôi tập trung vào tạo ra những giá trị thực tế, đo lường đường và đem lại kết quả cuối cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm nhiều năm trong khởi nghiệp, marketing hay bán hàng, cũng như xây dựng những hệ thống vận hành cho cả doanh nghiệp khởi nghiệp hay doanh nghiệp đa quốc gia chúng tôi tự tin vào những giá trị mà có thể tạo ra cho doanh nghiệp.


Thấy được những điều mà người khác không thấy


Suy thoái kinh tế là giai đoạn khó khăn. Kể cả không muốn thì những năng lượng tiêu cực hoặc sự hoảng loạn sẽ tự tìm tới bạn.


Tôi đã trải qua nhiều điều, từ chiến tranh, khủng hoảng, dịch bệnh, và nhiều điều tồi tệ khác trong cuộc đời. Những hãy hít thật sâu và nhìn nhận nó là một chu kỳ tất yếu, chúng tôi đã trải qua và chúng tôi ở đây để giúp và đồng hành. Đó là lý do vì sao ở ZenGlobal, chúng tôi viết những cẩm nang, những chia sử thực tế nhất và doanh nghiệp có thể áp dụng luôn.

ClickUp Việt Nam
Khởi nghiệp Quản trị Vận hành Bán hàng Marketing Công nghệ

Cẩm nang 39 bước để mọi doanh nghiệp vượt qua kinh tế suy thoái

Tác giả

Simon Curry

January 3, 2024

15 phút

Questions? Comments? Just contact ZenGlobal for support

Similar Articles

Receive the latest Z-Blogs Newsletter updates.

Thanks for submitting!

  • Facebook
  • LinkedIn
  • YouTube
bottom of page